Sơ nét luật thi đấu Judo của Liên đoàn Judo Quốc tế và Việt Nam

Luật thi đấu Judo của Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF - International Judo Federation)  là một bộ quy tắc toàn diện điều chỉnh các cuộc thi Judo ở cấp độ quốc tế và Liên đoàn Judo Việt nam (VJA - Vietnam Judo Association) kế thừa từ đó. Dưới đây là một số khía cạnh chính của luật được trích ra để người quan tâm đến võ Judo dễ hình dung:

Giải đấu võ Judo

1. Quy định về sàn đấu (Tatami):



Sàn đấu phải là một bề mặt phẳng, đàn hồi và được phủ bằng thảm tatami.

Kích thước sàn đấu tiêu chuẩn là 14m x 14m.


2. Quy định về võ phục (Judogi):



Võ phục phải sạch sẽ, chắc chắn và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về kích thước và chất liệu.

Màu sắc võ phục phải là trắng hoặc xanh dương.


3. Quy định về hạng cân vận động viên (Judoka):



Vận động viên được phân chia theo hạng cân để đảm bảo sự công bằng.

IJF quy định các hạng cân cụ thể cho nam và nữ.


4. Quy định về thời gian thi đấu:



Theo Liên đoàn Judo Quốc Tế (IJF) thì thời gian thi đấu là:

- Thời gian thi đấu tiêu chuẩn là 4 phút đối với người lớn (không tính thời gian trận đấu tạm dừng).

- Thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào cấp độ thi đấu.

Theo Liên đoàn Judo Việt Nam (VJA) thời gian thi đấu của một trận đấu như sau:

- Nam (Thanh niên - Senior): 5 phút - thời gain thi đấu chính thức.

- Nữ (Thanh niên - Senior): 5 phút - thời gian thi đấu chính thức.

- Trọng tài phải được thông báo thời gian thi đấu trước khi bước lên thảm.

- Thời gian thi đấu và cách thức thi đấu phải được xác định bởi Điều lệ thi đấu của giải.

- Ghi chú: Mọi đấu thủ đều có quyền có một thời hạn phục hồi bằng thời gian ít nhất là 10 phút.


5. Quy định về điểm số và chiến thắng:



Ippon (một điểm): Thắng tuyệt đối, được ghi khi quật đối thủ nằm ngửa với lực, tốc độ và kiểm soát, hoặc giữ đối thủ nằm ngửa trong 20 giây, hoặc khi đối thủ đầu hàng.

Waza-ari (nửa điểm): Ghi điểm khi quật đối thủ với một phần của các yếu tố cần thiết cho ippon, hoặc giữ đối thủ trong 10-19 giây. Hai waza-ari bằng một ippon.

Hansoku-make (thua do phạm lỗi nghiêm trọng): Thua cuộc do vi phạm các quy tắc nghiêm trọng.

Shido (cảnh cáo): Cảnh cáo cho các lỗi nhẹ. Ba (03) shido sẽ dẫn đến hansoku-make.

Một trận đấu Judo người đạt điểm Ippon là người chiến thắng, trường hợp hết thời gian thi đấu mà không có điểm Ippon thì ban trọng tài sẽ tính điểm để quyết định người chiến thắng.


6. Các kỹ thuật:



Các kỹ thuật Judo được chia thành các nhóm: ném (nage-waza), giữ (osaekomi-waza), khóa (kansetsu-waza) và siết cổ (shime-waza).

Một số kỹ thuật bị cấm để đảm bảo an toàn cho vận động viên.


7. Quy định về trọng tài:


Nhìn chung, ở mỗi diện tích thi đấu, trận đấu được điều khiển bởi một Trọng tài và hai Giám biên, những Viên chức này được sự trợ giúp bởi những người có trách nhiệm kỹ thuật sau đây và được giám sát bởi Hội đồng Trọng tài.

- 2 người ghi bảng điểm.
- 1 người ghi biên bản thi đấu.
- 2 người tính thời gian.
- 1 người xướng ngôn.
- Tập thể trên được giám sát và điều hành bởi một người có trách nhiệm ở bàn Thư ký.
- 1 Trưởng sàn đấu (có trách nhiệm theo dõi việc áp dụng các Điều luật của Trọng tài).

Khi trọng tài hô khẩu lệnh thì cùng lúc những động tác sau đây cũng được thực hiện.

7.1. IPPON (1 ĐIỂM)


Giơ thẳng cánh tay trên đầu, lòng bàn tay hướng về phía trước.

7.2. WAZA - ARI (1/2 ĐIỂM)


Đưa thẳng cánh tay sang ngang một bên, lòng bàn tay hướng xuống dưới .

7.3. WAZA - ARI AWASETE IPPON (2 waza-ari là ippon)


Đưa động tác WAZA - ARI tiếp theo sau là động tác của IPPON.

7.4. YUKO (điểm số thấp nhất của Judo)


Đưa cánh tay chếch xuống 45 độ ở một bên, lòng bàn tay hướng xuống dưới.

Trong Judo, "Yuko" là một điểm số, nhưng nó không có giá trị số cụ thể như 1 điểm hay 2 điểm. Thay vào đó, nó được coi là điểm số thấp nhất và mang tính chất "điểm phụ". Điều quan trọng cần lưu ý về "Yuko" là:
    + Không cộng dồn: Các điểm "Yuko" không thể cộng dồn để tạo thành "Waza-ari" hoặc "Ippon".
    + Giá trị thấp: "Yuko" có giá trị thấp hơn nhiều so với "Waza-ari" và "Ippon".
    + Quyết định trận đấu: Trong trường hợp không có "Waza-ari" hoặc "Ippon" nào được ghi, người có nhiều điểm "Yuko" hơn sẽ giành chiến thắng.
    + Tóm lại, thay vì coi "Yuko" là một con số, hãy xem nó như một dấu hiệu cho thấy một kỹ thuật đã được thực hiện gần đúng, nhưng chưa đủ để đạt được điểm số cao hơn.

7.5. OSAE - KOMI (bắt đầu tính thời gian kỹ thuật đè/giữ)


Đưa thẳng cánh tay về hướng các đấu thủ, lòng bàn tay hướng xuống dưới và đứng nghiêng, mặt hướng về phía các đấu thủ (hình 15).
Theo quy định của Liên đoàn Judo Việt Nam (VJA) thì:
    + IPPON: 20 giây liên tục.
    + WAZA-ARI: 10 giây hoặc hơn, nhưng dưới 20 giây.
    + YUKO: từ 05 giây trở lên đến dưới 10 giây.

7.6. TOKETA (kỹ thuật đè/giữ Osae-komi bị phá vỡ)


Đưa thẳng một cánh tay về phía trước hướng vào các đấu thủ, bàn tay mở ra, ngón cái hướng lên cao và di chuyển nhanh chóng tay từ trái qua phải hai hoặc ba lần.

7.7. HIKIWAKE (kết quả hòa)


Đưa thẳng cánh tay lên cao, bàn tay mở ra (ngón cái hướng lên) hạ cánh tay xuống ngang trước mặt mình và giữ vững một vài giây.

Khi nào "Hikiwake" xảy ra:
- "Hikiwake" thường xảy ra trong các trận đấu đồng đội hoặc trong các giải đấu vòng tròn khi:
    + Trận đấu kết thúc với số điểm bằng nhau.
    + Không có điểm nào được ghi.
    + Không có vận động viên nào đạt được SENSHU.
- Trong thi đấu cá nhân: 
    + Trong các trận đấu cá nhân, kết quả hòa thường không được chấp nhận.
    + Thay vào đó, các trận đấu hòa thường được giải quyết bằng hiệp phụ (Encho-sen) để xác định người chiến thắng.

7.8. MATTE (TẠM DỪNG TRẬN ĐẤU)


Giơ ngang một cánh tay về hướng người tính thời gian, lòng bàn tay quay về hướng người này (các ngón tay dính sát vào nhau và hướng lên trên).

7.9.YOSHI (Tiếp tục hoặc Bắt đầu lại)


Vỗ nhẹ vào hai đấu thủ bằng lòng bàn tay (nếu cần thiết).

7.10. Không có giá trị hoặc huỷ bỏ


Để chỉ một đòn kỹ thuật đòn kỹ thuật không có giá trị:

- Giơ cao bàn tay trên đầu trước mặt mình và di chuyển từ trái qua phải 2 hoặc 3 lần, dể huỷ bỏ một ý kiến đã đưa ra.


Động tác huỷ bỏ:
+ Một tay lập lại động tác của ý kiến sai lầm, giơ cao tay kia trên đầu trước mặt mình và di chuyển từ trái qua phải 2 hoặc 3 lần.
+ Để huỷ bỏ một lỗi phạt. Trọng tài lập lại động tác phạt đã cho trước đó và làm động tác huỷ bỏ.

7.11. KACHI (Công bố người chiến thắng)


Để chỉ người thắng trận trọng tài sẽ phải bước tới một bước và đưa thẳng cánh tay lên ngang tầm vai về đấu thủ, bàn tay mở ra và lòng bàn tay hướng vào bên trong.

7.12. Điều chỉnh võ phục


Để ra hiệu cho các đấu thủ điều chỉnh võ phục. Trọng tài cần đặt chéo bàn tay trái lên bàn tay phải ở tầm thắt lưng, hai lòng bàn tay hướng vào bên trong và làm động tác từ trên xuống dưới.

7.13. Lỗi phạt


Để cho một lỗi phạt (SHIDO, CHUI, KEIKOKU, HANSOUKU - MAKE): Tay nắm lại chỉ ngón trỏ về hướng phía đấu thủ.

9. Các thay đổi của luật:



IJF thường xuyên cập nhật luật để đảm bảo tính công bằng và an toàn của môn thể thao.

Những thay đổi này có thể liên quan đến điểm số, các kỹ thuật được phép và các quy tắc về hành vi.

Cập nhật các quy định được cập nhật mới nhất từ Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF): tại trang web chính thức của IJF.

Judo Khỏe biên tập

top
Contact Me on Zalo
0906.799.838