Vì sao người Nhật Bản xem Judo là quốc võ?

Việc người Nhật Bản xem Judo là quốc võ không chỉ là một quyết định ngẫu nhiên, mà đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa và những giá trị mà môn võ này mang lại. Ngày nay Judo trở thành một trong những môn võ phổ biến nhất trên thế giới.


Những lý do người Nhật Bản xem Judo như quốc võ


Về nguồn gốc và lịch sử: Judo được phát triển từ môn Jujutsu truyền thống của Nhật Bản, một môn võ gắn liền với tầng lớp Samurai. Điều này tạo ra một sự kết nối sâu sắc giữa Judo và bản sắc dân tộc Nhật Bản.

Về tinh thần thượng võ: Judo không chỉ là một môn võ để chiến đấu, mà còn là một triết lý sống. Judo đề cao tinh thần thượng võ, tôn trọng đối thủ, rèn luyện ý chí và sự kiên trì. Những giá trị này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Bushido của người samurai, vốn được coi là biểu tượng của đạo đức và danh dự.

Về tính ứng dụng cao: Judo có thể được luyện tập bởi mọi người, bất kể giới tính, tuổi tác hay thể trạng. Các kỹ thuật của Judo không chỉ giúp người tập tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai mà còn rèn luyện khả năng tự vệ với tính ứng dụng cao.

Môn võ phổ biến toàn cầu: Judo đã vượt qua khỏi biên giới Nhật Bản và trở thành một môn thể thao Olympic. Điều này giúp nâng cao hình ảnh của Nhật Bản trên trường quốc tế và quảng bá văn hóa Nhật Bản đến với mọi người trên thế giới.

Sức ảnh hưởng của võ sư sáng lập Judo: ông Jigoro Kano, người sáng lập ra Judo, là một nhà giáo dục và một võ sư tài năng. Ông đã chọn lọc và phát triển những tinh hoa của Jujutsu, loại bỏ những yếu tố bạo lực, tạo ra một môn võ phù hợp với xã hội hiện đại. Giáo sư Kano Jigoro đã sử dụng Judo như một phương pháp giáo dục để rèn luyện đạo đức, phát triển trí tuệ và cải thiện thể lực cho người học tập.

Tại sao không phải là môn võ khác?


Nhật Bản có rất nhiều môn võ khác nhau từ võ hiện đại đến võ cổ truyền, có thể kể đến như là võ đạo hiện đại Karate (Không Thủ Đạo), Kendo (Kiếm Đạo), Aikido (Hiệp Khí Đạo), Sumo, Kyodo (Cung đạo), Shorinji Kempo (Kung fu Nhật Bản), Naginata (Múa Kích), Jukendo (súng kiếm đạo), võ đạo cổ truyền như Jujitsu, Tennenrishinryu Kenjutsu, Muhi Muteki Ryu Jojutsu, Ryukyu-Oukehiden-Motobu Udund...., Judo đã nổi lên và trở thành biểu tượng của đất nước Nhật Bản, được người Nhật Bản xem như là quốc võ vì những lý do trên. Các môn võ khác có thể có những ưu điểm riêng, nhưng Judo đã thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa võ thuật và giáo dục, giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Võ thuật truyền thống (cổ truyền), như người anh cả, chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, kỹ thuật tự vệ đa dạng được truyền đời, cùng mục tiêu rèn luyện toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần và đạo đức, các môn võ này thường không xác định được người sáng lập. Ngược lại, võ thuật hiện đại, như người em, tập trung vào tính thể thao, chuyên môn hóa kỹ năng để thi đấu hiệu quả theo luật lệ rõ ràng, với phương pháp tập luyện khoa học, võ thuật hiện đại có người sáng lập môn phái gọi là tổ sư. Dù khác biệt về mục đích và phương pháp, cả hai đều đóng góp giá trị riêng cho võ học, và lựa chọn môn phái tùy thuộc vào mục tiêu cá nhân.


Tóm lại, việc xem Judo làm quốc võ là một quyết định chiến lược của người dân Nhật Bản. Judo không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa và tinh thần Nhật Bản.

Judo Khỏe biên tập

Xem thêm:




top
Contact Me on Zalo
0906.799.838