Judo du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, mang theo những giá trị võ thuật và tinh thần rèn luyện độc đáo. Judo không chỉ là một môn thể thao, mà còn là một triết lý sống đề cao tinh thần rèn luyện bản thân, sự kỷ luật và tinh thần đồng đội. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Judo Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công, khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế. Hãy cùng nhìn lại hành trình phát triển của môn võ thuật này tại Việt Nam qua các giai đoạn sau:
Judo du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, nay là môn võ thuật phổ biến ở Việt Nam |
Giai đoạn Judo du nhập Việt Nam trước năm 1975
Judo được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1940, theo chân những người lính Nhật khi tiến vào Đông Dương và sự lan truyền của chính sách Đại Đông Á. Năm 1945, khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, bị giải giới và rút về nước, nhiểu sĩ quan và bình lính Nhật đã ở lại, chiến đấu trong phong trào giành độc lập của Việt Minh, trở thành những chiến sĩ "Việt Nam mới". Những chiến binh Nhật đã trở thành huấn luyện viên quân sự, kể cả võ thuật, truyền đạt những nền tảng võ thuật chiến đấu của Nhật Bản cho người Việt như Judo, Jujutsu, Kenjutsu và Karate. Trong số này có một sĩ quan trẻ trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản tên là Suzuki Choji, lấy tên Việt là Phan Văn Phúc.
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông Suzuki Choji - Phan Văn Phúc vẫn ở lại Việt Nam và về định cư tại Huế. Ông mở một võ đường nhỏ, lấy tên là Suzucho Karatedo Ryu Dojo Noen, dạy cả Judo và Karatedo, đến năm 1963 thì chuyển sang hẳn sang dạy Karate.
Tại Sài Gòn, kể từ sau năm 1955, nhiều võ đường Judo do các võ sư người Pháp được thành lập, đào tạo nhiều võ sinh người Việt. Năm 1961, Học viện Judo Kodokan cử người sang Việt Nam tổ chức kỳ thi đai đen quốc tế tại Sài Gòn đầu tiên, do võ sư Yvert (người Pháp) làm chủ khảo cùng các giám khảo người Nhật, gồm cả các võ sinh Việt Nam và võ sinh nước ngoài đang tập tại Việt Nam. Trong kỳ thi này, hai võ sinh Huỳnh Văn Có và Hoàng Xuân Dần trở thành 2 võ sinh Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn đai đen trong kỳ thi của Học viện Judo Kodokan.
Năm 1962, Thượng tọa Thích Tâm Giác, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, vốn trong thời gian tu học ở Nhật Bản, từng thụ phong Huyền đai tam đẳng Judo Kodokan, cũng đã lập một võ đường nhu đạo ở Sài Gòn năm 1962. Võ đường này chính là tiền thân của Viện Nhu đạo Quang Trung thành lập năm 1964, bắt chước mô hình của Viện Nhu đạo Kodokan tại Tokyo. Với những hạt nhân từ trước, được tổ chức tốt và liên kết quốc tế, phong trào Judo nhanh chóng được người dân Nam Việt Nam yêu thích và tập luyện vì thích hợp với tố chất khéo léo của người Việt Nam. Võ sĩ Huỳnh Văn Có trở thành võ sĩ Judo Việt Nam đầu tiên giành được huy chương vàng SEAP Games (tiền thân của SEA Games) lần thứ 3 tại Kuala Lumpur (Malaysia) năm 1965.
Trước năm 1975, Judo cùng với Taekwondo là những môn võ thuật huấn luyện chính trong quân đội cũng như được tập luyện nhiều trong phong trào võ thuật tại miền Nam Việt Nam.
Giai đoạn khó khăn sau năm 1975
Sau năm 1975, cũng như các bộ môn võ thuật khác, Judo trải qua một thời kỳ dài trầm lắng.
- Ảnh hưởng chiến tranh: Judo trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh và biến động xã hội.
- Sự duy trì và phát triển: Tuy nhiên, Judo vẫn được duy trì và phát triển bởi những võ sư tâm huyết như Ông Vĩnh Judo, Nguyễn Hữu Huy,...
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ đầu thập niên 90 cho đến nay
Đến đầu thập niên 1990, với sự cởi mở hơn của chính quyền, phong trào Judo mới phát triển trở lại. Trong những kì SeaGames, Judo đã mang về nhiều huy chương vàng cho thể thao Việt Nam tiêu biểu là Cao Ngọc Phương Trinh vô địch 3 kỳ SEA Games liên tiếp, 17, 18 và 19 và vận động viên Văn Ngọc Tú.
Võ Judo được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam nhờ những giá trị từ tập luyện đem lại |
- Thành công vang dội: Judo Việt Nam bắt đầu gặt hái thành công vang dội tại các giải đấu quốc tế khu vực Đông Nam Á.
- Chính thức gia nhập: Năm 1996, Judo Việt Nam chính thức gia nhập Liên đoàn Judo châu Á và Liên đoàn Judo thế giới.
- Tham dự SEA Games: Judo Việt Nam lần đầu tiên tham dự SEA Games vào năm 1991 và giành được 2 huy chương đồng.
- Thành tựu nổi bật cho đến năm 2024:
+ SEA Games: 83 huy chương (33 vàng, 29 bạc, 21 đồng).
+ Asiad: Huy chương đồng Asiad 2018 (Võ sĩ Văn Ngọc Tú).
+ Giải vô địch thế giới: Lọt vào top 10 thế giới ở các hạng cân khác nhau.
Phát triển mạnh mẽ: Judo trở thành một trong những môn thể thao được ưa chuộng tại Việt Nam, với hơn 20.000 võ sĩ đang tập luyện và thi đấu ở các cấp độ khác nhau.
Judo Việt Nam đang nỗ lực phát triển để trở thành một cường quốc Judo trong khu vực và trên thế giới.
Judo không chỉ là một môn thể thao, mà còn là một triết lý sống đề cao tinh thần rèn luyện bản thân, sự kỷ luật và tinh thần đồng đội.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Judo Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong tương lai, góp phần khẳng định vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Theo Wikipedia và các nguồn thông tin báo chí được Judo Khỏe biên tập